Bà bầu bị bong tróc da đầu ngón tay ? BS tư vấn

Rate this post

Xin chào Bác sĩ ! Năm nay em 25 tuổi. Em đang trong thai kỳ được 3 tháng. Trong thời gian gần đây da ở các đầu ngón tay và bàn tay của thường hay bị bong tróc và đôi khi ngứa. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng da tay bong tróc này do bệnh gì gây nên hay đây chỉ là một hiện tượng bình thường trong thai kỳ? Và cách khắc phục tình trạng này như thế nào ? Mong bác sĩ tư vấn giúp ạ ! Em xin cảm ơn! 

 (Thúy Diễm, Cần Thơ)

ba-bau-bi-bong-troc-da-dau-ngon-tay-bs-tu-van-3

Bà bầu bị bong tróc da đầu ngón tay là bệnh gì?

Chuyên gia giải đáp

Chào bạn Diễm. Những vấn đề gặp phải trong thai kỳ luôn nhân được rất nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Về vấn đề của bạn có một số thông tin cần chú ý.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng bong tróc da đầu ngón tay trong thai kỳ. Phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

  • Đây là có thể biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân kích ứng da như hóa chất, nước tẩy rửa, các kim loại, hóa mỹ phẩm, dung môi,… và các hóa chất khác trong sinh hoạt. Ngoài ra đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh á sừng – một bệnh thường gây nên các hiện tượng bong tróc da ở bàn tay và bàn chân
  • Bệnh nhân bị đổ mồ hôi tay nhiều.
  • Chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt các vitamin A, vitamin C và các vitamin nhóm B, PP,…
  • Bệnh nhân mắc phải chứng rối loạn thần kinh thực vật.
  • Hoặc  cũng có thể là do các vấn đề nội tiết và Stress khi mang thai gây ra

Trong các nguyên nhân trên, viêm da cơ địa dị ứng, á sừng là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên hiện tượng bong tróc da đầu ngón tay ở bà bầu. Để có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu.

>> Bạn cũng nên tìm hiểu thêm : Viêm da cơ địa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một số biện pháp cải thiện tình trạng bong tróc da ở bà bầu

Trong quá trình điều trị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp hạn chế bong tróc da cũng như bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé:

  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất. Những hóa chất tiếp xúc hàng ngày có thể ảnh hưởng đến da của bạn nếu bị viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, khi mang thai bạn cũng nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hóa chất để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Giữ cho da tay luôn sạch và khô thoáng. Không nên rửa bằng nước nóng vì dễ khiến da mất độ ẩm, dễ khô và bong tróc.
  • Tránh cạo, cạy lớp da đang bị bong tróc.
  • Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A, B và C.
  • Hãy giữ tinh thần thật thoải mái tránh trạng thái lo âu căng thẳng
  • Uống nhiều nước (ít nhất 2.5l nước mỗi ngày)

Lưu ý : Khi mang thai, bạn cần tránh tối đa sử dụng các thuốc điều trị nếu không thật khẩn cấp. Tự ý sử dụng các thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Trên đây là những vấn đề bạn cần biết về tình trạng bà bầu bị bong tróc da đầu ngón tay, hướng khắc phục cũng như một số lưu ý. Chúc bạn có nhiều sức khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh.

>> Có thể bạn cũng quan tâm : Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai và những câu hỏi thường gặp

CÓ THỂ BẠN CẦN

Bình luận

Bà bầu bị bong tróc da đầu ngón tay ? BS tư vấn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn