Bệnh chàm môi là gì ? Chàm môi có lây không?

Rate this post

Chàm môi là một vấn đề da liễu gây ra nhiều khó chịu, nhất là khi gặp phải ở chị em. Bệnh gây ra nhiều vấn đề như lở loét, đau đớn, khó chịu khi ăn uống. Không chỉ ảnh hưởng sinh hoạt, bệnh chàm môi còn khiến phái nữ mất tự tin. Bệnh chàm môi là gì ? Chàm môi có lây không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau?

 benh-cham-moi-la-gi-cham-moi-co-lay-khong-1

Bệnh chàm môi là gì?

Chàm môi (Cheilite simple) là một trong những bệnh lý da liễu gây ra đau đớn, ngứa và tình trạng nứt xung quanh miệng. Bệnh thường khiến cho bệnh nhân đau khi mở miệng, ăn uống, nói chuyện,…

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm môi

Bệnh chàm môi thường xảy ra do nhiều nguyên nhân:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng. Bệnh nhân thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin nhóm B,…
  • Chăm sóc răng miệng kém cũng có thể khiến cho bệnh xảy ra.
  • Thiếu nước, không khí khô, lạnh và kích ứng da cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh chàm môi.
  • Bệnh nhân có tiếp xúc với phấn hoa, kích ứng khi bị côn trùng đốt tại vùng môi.
  • Chàm môi còn có thể diễn ra nặng hơn khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn và nấm.

benh-cham-moi-la-gi-cham-moi-co-lay-khong-4

Bệnh chàm môi có lây không?

Chàm môi là hiện tượng chàm gây nhiễm ở môi. Mặc dù gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của bệnh nhân nhưng chàm môi là bệnh không lây. Do đó bệnh nhân không cần quá lo lắng về vấn đề này. Biện pháp cần thiết khi bị chàm môi là chú ý điều trị dứt điểm.

Điều trị chàm môi như thế nào?

Trong trường hợp không bội nhiễm vi khuẩn và vi nấm

  • Bệnh nhân được điều trị cơ bản bằng cách tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Áp dụng một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ với vitamin B2, B3, B6, B12.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng để làm sạch các vi khuẩn có khả năng gây ra các vấn đề răng miệng, viêm ngoài da,…
  • Dưỡng ẩm cho môi bằng các sản phẩm dưỡng ẩm. Bên cạnh đó có thể dùng dầu dừa, dầu olive để dưỡng ẩm tự nhiên.
  • Bệnh nhân cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để sử dụng Hydrocortisone 1% để điều trị trên vùng môi bị chàm.

benh-cham-moi-la-gi-cham-moi-co-lay-khong-3

Trong trường hợp bị bội nhiễm với vi khuẩn và vi nấm

Trường hợp này bệnh nhân cần chú ý sử dụng thêm các loại thuốc thoa diệt nấm. Phổ biến nhất là:

  • Econazole (thoa ngày 2 lần).
  • Fucidine (thoa ngày 2 lần).

Một số lưu ý

  • Tránh tiếp xúc với côn trùng, hóa chất, phấn hoa,… các chất dễ kích ứng khác.
  • Hạn chế sử dụng son môi, mỹ phẩm trong quá trình điều trị.
  • Chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết cho da.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng vì không tốt cho quá trình điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là những vấn đề về chàm môi bạn cần biết. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Bệnh chàm môi là gì ? Chàm môi có lây không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn