Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai và những câu hỏi thường gặp

Rate this post

Những vấn đề xảy ra khi mang thai đều khiến cho chị em phụ nữ lo lắng. Trong số những vấn đề phiền toái khi mang thai, không thể bỏ qua bệnh chàm, một trong số những bệnh ngoài da dễ mắc phải khi mang thai gây ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân. Bài viết sau sẽ tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất về bệnh chàm ở phụ nữ mang thai cùng những giải đáp hữu ích dành cho bạn.
benh-cham-o-phu-nu-mang-thai-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap-4

Bệnh chàm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chàm là bệnh ngoài da dễ tái đi tái lại. Tuy vậy bản thân bệnh chàm không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé. Khi mẹ mắc phải bệnh chàm, trẻ cũng có xác suất mắc bệnh chàm do di truyền với tỉ lệ thấp. Bệnh chàm ở trẻ có thể bộc phát vào những độ tuổi khác nhau.

Tuy vậy một số nghiên cứu chỉ ra, dùng sữa mẹ ngay sau sinh giúp hạn chế đáng kể khả năng phát bệnh chàm ở trẻ.

>> Tìm hiểu : 5 giai đoạn phát triển của bệnh chàm và các biểu hiện

Điều trị bệnh chàm khi mang thai ra sao?

Bệnh chàm thường được điều trị bằng các thuốc kháng viêm, các thuốc chống dị ứng, kháng sinh, hồ nước, kẽm dạng kem… Một số thuốc trong danh sách trên thường có những tác dụng lên sức khỏe của mẹ và bé.

Do đó phụ nữ đang trong thai kỳ thường được bác sĩ chỉ định các biện pháp giảm ngứa và kiểm soát tình trạng chàm bằng các chế độ dinh dưỡng và chăm sóc ngoài da. Việc điều trị chàm ở thai phụ sẽ được tiếp tục sau khi đã sinh con.

Một số trường hợp cần điều trị chàm khi mang thai phải trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có những chỉ định an toàn nhất cho mẹ và bé.

Sau khi sinh chàm có tự hết không?

Một số trường hợp chàm nhẹ xảy ra do thay đổi nội tiết tố khi sinh có thể khỏi triệu chứng chàm bằng các phương pháp chăm sóc da và tránh tiếp xúc với các yếu tố tái phát bệnh.

Những trường hợp khác có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để điều trị bệnh chàm bằng thuốc.

Chế độ dinh dưỡng khi bị chàm có gì cần lưu ý?

Khi bị chàm, thai phụ vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ các loại dinh dưỡng cho bé. Đây là vấn đề rất quan trọng để giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh trong thai kỳ. Thai phụ nên:

  • Dùng nhiều rau quả.
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2.5 lít.
  • Nếu bị dị ứng với hải sản, tôm, cua, thịt bò, thịt gà,… thì nên tránh sử dụng vì sẽ khiến cho cơn ngứa rất dữ dội.

benh-cham-o-phu-nu-mang-thai-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap-3

Bị chàm khi mang thai cần lưu ý những gì?

Bệnh nhân mắc bệnh chàm khi mang thai cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da trong sinh hoạt và lao động. Một số tác nhân điển hình như:

  • Xà phòng, nước tẩy rửa, nước hoa, hóa mỹ phẩm,…
  • Các dung môi công nghiệp, xăng dầu, sơn, hóa chất,…
  • Các tác nhân trong không khí như phấn hoa, côn trùng, lông động vật,…
  • Hạn chế ra ngoài khi chuyển mùa.
  • Tránh để da khô hoặc ẩm ướt. Nên sử dụng các chất liệu quần áo thoáng mát và thấm hút tốt.
  • Không gãi hay tác động vào vùng da có chàm để tránh làm cho bệnh nặng hơn.

>> Tìm hiểu thêm: Viêm da cơ địa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trên đây là một số vấn đề phổ biến liên quan đến bệnh chàm ở phụ nữ mang thai. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn trong cuộc sống. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai và những câu hỏi thường gặp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn