Bệnh á sừng có chữa được không?

Rate this post

Bệnh á sừng có chữa được không ?. Đây cũng là thắc mắc của khá nhiều người bệnh. Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để biết thực hư như thế nào nhé .

Chào chuyên mục. Tôi năm nay 36 tuổi, nhà tôi có đại lý phân phối phân bón, thuốc trừ sâu và một số hóa chất phục vụ bảo vệ cây trồng. Do hằng ngày tôi cũng tiếp xúc nhiều với hóa chất nên độ 3 tháng nay da tay tôi bong tróc, thô ráp, nứt nẻ. Ban đầu tôi nghĩ chắc vài bữa sẽ hết nhưng mà đến giờ vẫn vậy. Có người trong xóm nói tôi bị á sừng, không biết có phải vậy không. Nay tôi gửi thắc mắc này mong được chuyên mục giải đáp giúp. Nếu đúng là á sừng thì tôi xin hỏi luôn là bệnh á sừng có chữa được không? Chữa như thế nào. Tôi xin cảm ơn chuyên mục.

(Khánh Huy, Đồng Tháp)

Bệnh á sừng có chữa được không?-1

Bệnh á sừng có chữa được không?

Chào bạn Huy

Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin như sau:

Bệnh á sừng còn có tên gọi khác là bẹnhermatitis plantaris sicca. Đây là một dạng bệnh ngoài da liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa và dị ứng. Bệnh á sừng không hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày. Người bị bệnh á sừng thường xuất hiện các triệu chứng thô ráp, bong tróc, nứt nẻ ngoài da, gây xót và đau. Các vị trí thường bị tác động bởi bệnh á sừng gồm có:

– Vùng da ở gót chân.

– Những vùng da tại đầu ngón tay, ngón chân.

– Vùng bàn tay bàn chân.

Khi mắc bệnh á sừng, bạn cần thăm khám sớm để cải thiện tình trạng á sừng, tránh để bệnh tiến triển nặng, kéo dài dai dẳng. Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh á sừng gồm có:

– Nhóm thuốc acid salycilic.

– Hoạt chất corticoid gentrinone.

– Corticoid fucicort.

– Sử dụng các loại kem bôi giúp làm giảm tình trạng sừng hóa, làm mềm da và giúp làm giảm quá trình khô da.

Bệnh á sừng có chữa được không?-2

Lưu ý:

Khi bị á sừng, có một số lưu ý bệnh nhân cần nắm vững để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn:

– Chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ các vitamin A, C, E.

– Nên tránh ăn nhiều thức ăn tính hàn, nhiều canxi như các loại hải sản, cua ốc,…

– Nên tránh gãi lên vùng da bị á sừng vì có thể gây thương tổn nặng nề hơn cũng như khiến bệnh dai dẳng và kéo dài hơn.

– Chú ý đeo găng tay bảo hộ khi có tiếp xúc với các loại hóa chất để bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của các loại hóa chất này.

– Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung nhiều vitamin B, bổ sung nhiều hoa quả tươi cho cơ thể.

– Chú ý uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể có đủ lượng nước để hoạt động hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm:

5 mẹo làm giảm triệu chứng của viêm da cơ địa tại nhà

Da bị khô và sần sùi có phải tôi đang mắc bệnh ngoài da?

Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về bệnh á sừng . Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp cho bạn sớm cải thiện được tình trạng bệnh khó chịu này. Chúc bạn sớm cải thiện được tình trạng bệnh á sừng.

Bình luận

Bệnh á sừng có chữa được không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn