Điểm mặt các nguyên nhân gây bệnh Eczema

Rate this post

Nguyên nhân gây bệnh Eczema được phân làm 2 nhóm chủ yếu: Nguyên nhân cơ địa và nguyên nhân dị nguyên. Yếu tố cơ địa thì gồm có di truyền, sức miễn dịch, bị một số bệnh về đường hô hấp… Yếu tố dị nguyên gồm có dị ứng, yếu tố vật lý, thời tiết, thức ăn…

Các nguyên nhân gây bệnh Eczema đáng phải lưu tâm

Nguyên nhân gây bệnh Eczema – Nhóm Cơ Địa

1- Di truyền

nguyên nhân gây bệnh eczema

Trong gia đình nếu như có ông, bà, cha, mẹ bị các bệnh như Chàm, hen suyễn thì khả năng thế hệ sau bị di truyền Eczema lên tới 55%.

2- Bị bệnh

nguyên nhân gây bệnh eczema

Bản thân người bệnh trước đó từng có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, các bệnh về  thận, viêm tai,viêm mũi viêm xoang, viêm gan, viêm đại tràng…

3- Rối loạn chức năng 1 số cơ quan

Các chức năng bài tiết, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh thay đổi và rối loạn. Có nhiều thuyết chứng minh rằng các rối loạn này là nguyên nhân gây bệnh Eczema phổ biến.

4- Sức miễn dịch

Bản thân người bệnh có sức đề kháng – miễn dịch kém (thường là do cơ thể ốm yếu thiếu hụt các chất dinh dưỡng, các vitamin cần thiết). Đây cũng là lí giải tại sao trẻ nhỏ là nhóm dễ bị bệnh eczema (Trẻ nhỏ sức miễn dịch chưa được hoàn thiện như người lớn).

Thông tin mới: Gần đây có một số nhà nghiên cứu đã ra 1 thuyết cho rằng nguyên nhân gây Eczema là do rối loạn chức năng thận- tiêu hóa hoặc thần kinh vận mạch (Tuy nhiên vẫn chỉ là thuyết và chưa được chứng minh cụ thể).

Nguyên nhân gây bệnh Eczema – Nhóm dị nguyên

1- Thuốc

Nếuđang sử dụng các thuốc streptomycin, penicillin, sunfamid, chlorocit, thủy ngân, thuốc tê, lưu huỳnh thì tăng khả năng bị eczema lên rất cao. Đặc biệt nếu có tiền sử bị eczama trước đó nếu sử dụng các thuốc trên thì nhiều khả năng tái phát bệnh → Bệnh diễn biến phức tạp, khó chữa trị hơn.

2- Hóa chất

nguyên nhân gây bệnh eczema

Do tính chất công việc tiếp xúc với hóa chất nhiều gây nên bệnh, 1 số hóa chất khiến da bị dị ứng: Thuốc sâu, kiềm, than đá, dầu mỡ, sơn xe, cao su, thuốc nhuộm, xi măng, phân hóa học, acid…

Ngoài ra các vật dụng đồ dùng như thuốc nhuộm tóc, giày dép cao su, ni lông, phấn sáp, quần áo len, bút máy… cũng dễ khiến da bị dị  ứng

3- Cây cối, thú nuôi

nguyên nhân gây bệnh eczema

Một số loại cây dễ khiến da bị dị ứng khi tiếp xúc như cỏ dại, tía tô dại, rau đay, cúc tần, phấn hoa… Lông thú như  mèo hoặc chó phát tán trong không khí dễ khiến người bệnh bị hen suyễn hoặc các bệnh ngoài da.

4- Yếu tố vật lí

Da thường xuyên bị cọ sát, ẩm ướt, ánh sáng bức xạ có hại chiếu vào da.

5- Thời tiết

Bệnh thường bùng phát vào mùa đông hoặc mùa hè nóng bức. Vào mùa đông thời tiết khô hanh – lạnh khiến da khô bong tróc, sưng đỏ. Vào mùa hè nóng bức cơ thể hầm bí , đổ mồ hôi nhiều →  da bị ngứa ngáy viêm nhiễm.

6- Thức ăn

Không phải tất cả những ai bị eczema cũng đều bị dị ứng cùng một loại thức ăn. Mỗi người sẽ có sự dị ứng với mỗi loại thực phẩm khác nhau, cần chú ý trước khi mình bị mình đã ăn thức ăn gì dẫn tới dị ứng để tránh sau này ăn phải lần nữa.

Một số món ăn dễ gây dị ứng. Trẻ em thường dị ứng với các sản phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì. Người lớn thường dị ứng với tôm, cua, ốc, nhộng

Các yếu tố khiến bệnh bùng phát – tiến triển nhanh

  • Tâm lý: những người thường xuyên bị áp lực công việc, tinh thần căng thẳng, stress trong thời gian dài nếu bị bệnh eczema bệnh thường khó chữa khỏi, ngược lại còn tiến triển lâu dài và nặng hơn.
  • Vệ sinh: Vệ sinh kém, chăm sóc da không đúng cách sẽ khiến da dễ bị các bệnh ngoài da chứ không riêng gì Eczema.

Một số phương pháp phòng ngừa Eczema

** Đối với trẻ nhỏ

  • Thường xuyên tắm rửa cho trẻ, đặc biệt là vào mùa hè, tuy nhiên chỉ nên tắm trong bồn không quá 10 phút. Nên tắm nước ấm cho trẻ ở nhiệt độ 36 độ C.
  • Cắt móng tay cho trẻ, tránh để móng tay gây trầy xước da trẻ, vi khuẩn, nấm mốc sẽ dễ xâm nhập vào da.
  • Nên chọn quần áo có chất liệu cotton 100% cho trẻ mặc, khăn lau cũng là cotton 100%, da trẻ còn rất mỏng nên khá mẫn cảm và dễ dị ứng với những thành phần hóa học ở 1 số chất liệu vải, vì vậy lựa chọn cotton là đảm bảo an toàn nhất.
  • Không sử dụng dầu gội, sữa tắm có hương liệu chất tẩy tắm gội cho bé, tắm xong cần lau khô ngay và thoa kem dưỡng ẩm loại dành cho trẻ nhỏ.

** Đối với người lớn

  • Cần ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng bổ sung Vitamin, các chất khoáng để tăng sức đề kháng. Nên ăn nhiều cam, táo, việt quất, kiwi, các loại hạt, ngũ cốc, gạo lứt…
  • Nên tắm nước ấm hoặc nước lạnh không nên tắm nước ấm. Tránh tiếp xúc với hóa chất, nếu phải tiếp xúc thì nên đeo, mặc đồ bảo hộ.
  • Thư giãn tinh thần, luôn dưỡng da bằng kem dưỡng ẩm. Ăn uống điều độ, tránh ăn thức ăn quá mặn hoặc những thức ăn dễ gây kích ứng da. Uống nhiều nước mỗi ngày để giữ độ ẩm tự nhiên cho da, tốt nhất là ngày phải uống đủ 8 lít nước.

Tìm hiểu thêm

Bình luận

Điểm mặt các nguyên nhân gây bệnh Eczema

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn