Cách chữa trị bệnh viêm da dị ứng hiệu quả

Rate this post

Tìm kiếm cách chữa viêm da dị ứng an toàn hiệu quả là vấn đề được khá nhiều bệnh nhân quan tâm khi không may mắc phải căn bệnh này. Với nhiều bệnh nhân, viêm da dị ứng thật sự là nỗi ám ảnh bởi những vấn đề về thẩm mỹ cũng như sự khó chịu do bệnh gây ra. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và phương pháp chữa viêm da dị ứng đúng cách an toàn cùng những cách phòng bệnh hiệu quả sẽ giúp bệnh nhân sớm thoát khỏi căn bệnh này. Tất cả những vấn đề này sẽ được đề cập ngay dưới đây

Cách nhận biết bệnh viêm da dị ứng

Mỗi năm có khoảng 2,4% dân số mắc phải viêm da dị ứng. Căn bệnh ngoài da này được cho là do các yếu tố môi trường và di truyền tạo ra. Do đó tình trạng viêm da ở mỗi bệnh nhân cũng có những mức độ và các dấu hiệu khác nhau.

Viêm da dị ứng có thể dễ dàng nhận biết với những dấu hiệu cơ bản như: ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy, da khô, mụn nước, dày da. Trong thời gian này bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn, gãi thường xuyên. Những cơn ngứa ngáy cũng khiến cho bệnh nhân mất ngủ rất khó chịu.

bệnh viêm da dị ứng
Hình ảnh các giai đoạn viêm da dị ứng.

Các loại thuốc điều trị viêm da dị ứng thường dùng

Viêm da dị ứng là một trong những vấn đề cần thăm khám và điều trị sớm để tránh bệnh dai dẳng, tái đi tái lại khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Đối với bệnh viêm da dị ứng, cải thiện tình trạng da khô và giữ ẩm da là rất quan trọng. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp của một số hoạt chất chống viêm nhiễm, giảm ngứa. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc sau đây để điều trị viêm da dị ứng

viêm da dị ứng

  • Các corticoid điều trị ngoài da (dermocorticoid)

Các hoạt chất corticoid như betamethasol, hydrocortisol, fluticason… là thành phần không thể thiếu trong điều trị các vấn đề viêm nhiễm do viêm da dị ứng, nhất là khi viêm da cấp tính. Tác dụng chính của các corticoid bôi ngoài da là ức chế chức năng bạch cầu trong các phản ứng miễn dịch, chống viêm do làm co mạch,…

Tuy nhiên corticoid là loại thuốc bôi ngoài da cần hếtsức cẩn thận bởi những tác dụng phụ mà nó gây ra. Đặc biệt là nguy cơ teo da, nguy cơ đục thủy tinh thể (khi chạm vào mắt), giãn mạch, rậm lông, bội nhiễm, giảm sắc tố da. Do đó bạn cần dùng theo chỉ định của bác sĩ với lượng vừa phải và không nên dùng liên tục quá 10 ngày.

  • Dẫn xuất kháng sinh Tacrolimus (protopic)

Những trường hợp bệnh nhân viêm da dị ứng nặng dù đã điều trị bằng corticoid có thể được chỉ định điều trị bằng Tacrolimus để thay thế. Tác dụng chính của dẫn xuất kháng sinh này là ức chế tổng hợp và giải phóng cytokin gây viêm. Khác với các corticoid dạng kem dùng bôi ngoài da, các loại dẫn xuất kháng sinh thường không gây ra tác dụng teo da. Các tác dụng phụ được ghi nhận như bỏng, ngứa ngoài da.

Tuy nhiên không được bôi Tacrolimus trên vùng da nhiễm khuẩn hay băng kín. Trẻ em dưới 2 tháng tuổi, bệnh nhân mắc các bệnh về suy giảm miễn dịch cũng không được dùng Tacrolimus trong điều trị các vấn đề về da. Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc bằng cách bôi lớp mỏng tại khu vực viêm da dị ứng 2 lần mỗi ngày. Nếu trong 2 tuần điều trị không có hiệu quả thì ngừng sử dụng.

  • Ciclosporin (neoral, sandimmun)

Hoạt chất Ciclosporin là một trong các hoạt chất điều trị ngắn hạn dùng cho bệnh nhân viêm da dị ứng nặng và chỉ dùng cho bệnh nhân trưởng thành. Đây được xem là giải pháp điều trị khi các phương pháp điều trị phổ biến không đáp ứng trên bệnh nhân.

  • Các thuốc kháng histamin

Bên cạnh các thuốc điều trị viêm da dị ứng, các loại thuố c kháng histamin còn là giải pháp hữu hiệu trong việc giảm ngứa cho bệnh nhân. Qua đó giúp bệnh nhân tránh được thói quen gãi và gây tổn thương da, nhất là trẻ em thường có thói quen gãi khi cảm thấy ngứa.

  • Các loại thuốc chống nhiễm khuẩn

Thuốc chống nhiễm khuẩn ngoài da là giải pháp điều trị trong các trường hợp chốc lở, nhiễm khuẩn, bội nhiễm, tụ cầu vàng,… Bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với các thuốc sát khuẩn khác để đạt hiệu quả cao hơn trong điều trị.

Lưu ý : Việc sử dụng tất cả các loại thuốc chữa viêm da dị ứng trên đây đều phải được kê toa và hướng dẫn bởi bác sĩ có chuyên môn. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để tự điều trị khi không có hiểu biết về thuốc. 

3 cách chữa viêm da dị ứng theo dân gian

1. Cách chữa viêm da dị ứng từ lá hẹ – Giúp giảm nhanh cơn ngứa

Chữa viêm da dị ứng bằng lá hẹ là một trong những biện pháp thường được dân gian áp dụng từ lâu. Hoạt chất Odorin trong lá hẹ là một chất kháng sinh mạnh có tác dụng chống tụ cầu cũng như các loại vi khuẩn.

cách chữa viêm da dị ứng

Chuẩn bị:

  • Lá hẹ tươi 1 bó (khoảng 200g).
  • Lá hành khoảng 50g.

Cách chữa:

Rửa sạch hành và hẹ, cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng bằng đốt ngón tay. Đun lên với nước sôi trong khoảng 30 phút cho ra nước. Phần nước này dùng uống 2 lần trong ngày giúp giảm ngứa. Ngoài ra, phần xác hẹ có thể dùng để đắp lên vùng bị viêm da dị ứng để giảm các triệu chứng sưng tấy và ngứa.

2. Chè đậu xanh – món ăn bổ mát hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng

Người bị ngứa ngáy do viêm da dị ứng có thể dùng một lựa chọn khác vừa mát vừa ngon miệng, đó là đậu xanh. Đậu xanh là thực phẩm chứa nhiều kali, tuy không có tác dụng trực tiếp lên da tuy nhiên lại giúp hỗ trợ gan thanh nhiệt giải độc, qua đó đào thải một số chất có hại trên da, giúp giảm ngứa và lở loét ngoài da giúp hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng từ bên trong

thuốc chữa viêm da dị ứng

Chuẩn bị:

  • Đậu xanh 50 g.
  • Đậu tương 50 g.

Cách chữa:

Nghiền nhuyễn đậu xanh và đậu tương, nấu cùng với 300 ml nước sôi. Khi chín có thể dùng cả cái và nước với một ít đường giúp giảm tình trạng ngứa ngáy ngoài da cũng như làm dịu tổn thương trên da do bệnh viêm da dị ứng.

3. Trà bí đao –  giúp giảm ngứa do viêm da dị ứng

Tương tự như đậu xanh, bí đao là thực phẩm rất mát, giúp hỗ trợ giải độc gian, giảm ngứa ngoài da. Bí đao có nhiều vitamin, khoáng chất như kali, magie, phosphor, glucid, canxi. Bí đao giúp hỗ trợ giải độc gan rất tốt đồng thời giúp cho da bớt ngứa ngáy, khó chịu.

chữa viêm da dị ứng

Chuẩn bị:

  • Vỏ bí đao 20 g.
  • Hoa cúc vàng 15 g.
  • Thược dược đỏ 15 g.
  • Một muỗng mật ong.

Cách chữa:

Cho các nguyên liệu đã rửa sạch vào cùng với nước. Nấu lên cho sôi rồi cho mật ong vào sau cùng. Phần nước thu được để nguội và dùng uống trong ngày giúp giải nhiệt cho cơ thể, mát gan và giảm ngứa ngáy khó chịu.

Lưu ý : Những cách chữa viêm da dị ứng an toàn từ dân gian trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị không có tác dụng chữa khỏi bệnh. Bạn chỉ nên áp dụng những món ăn bài thuốc này để bồi bổ cơ thể tránh bệnh tái phát sau khi điều trị khỏi bện bằng các loại thuốc đặc trị do bác sĩ chỉ định. Khi bị viêm da dị ứng hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám không nên tự điều trị tại nhà

Cách phòng ngừa viêm da dị ứng tái phát

Để phòng ngừa viêm da dị ứng tái phát, bệnh nhân cần chú ý đến 4 yếu tố chính có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm da dị ứng. Đó là vệ sinh, thực phẩm, chăm sóc da đúng cách và yếu tố thời tiết. Kiểm soát tốt các yếu tố gây tái phát giúp bạn giữ được tình trạng da ổn định hơn và nguy cơ tái phát ít hơn.

điều trị viêm da dị ứng
Một số lưu ý giúp hạn chế tái phát viêm da dị ứng.

Viêm da dị ứng là căn bệnh khó chịu, dễ tái phát nhưng vẫn có cách xử lý và kiểm soát bệnh nếu có biện pháp điều trị phù hợp. Khi có các dấu hiệu bệnh khởi phát, bệnh nhân cần thăm khám sớm để các bác sĩ chuyên khoa có những chỉ định phù hợp trong kiểm soát bệnh và ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp chăm sóc da và phòng tránh các yếu tố kích thích dị ứng cũng giúp bạn xua tan nỗi lo bệnh quay lại. Chúc bạn có một làn da khỏe mạnh.

Tham khảo thêm :

Bình luận

Cách chữa trị bệnh viêm da dị ứng hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn