Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Rate this post

Bệnh chàm là một trong những bệnh ngoài da dễ tái phát và có xu hướng trở thành bệnh mạn tính. Do đó phòng ngừa bệnh chàm tái phát là vấn đề bệnh nhân cần quan tâm và tiến hành từ sớm. Dưới đây là một số hướng dẫn bạn nên tham khảo để phòng ngừa tái phát bệnh chàm trên da và chấm dứt những phiền toái của căn bệnh này.

 huong-dan-cach-phong-ngua-benh-cham-tai-phat-1

Những dấu hiệu điển hình của bệnh chàm mà bạn cần biết

Tương tự như các bệnh lý khác, chàm cũng có các dấu hiệu và đặc trưng riêng mà bạn có thể nhạn biết được. Các dấu hiệu phổ biến nhất là:

  • Hồng ban khỏi phát trên da.
  • Da có dấu hiệu nổi sẩn, mụn nước, rịn nước. Đôi khi đóng mày và tróc vảy.
  • Những vị trí xuất hiện các dấu hiệu của chàm thường là 2 má, cằm, da đầu, trán,… Đôi khi bệnh cũng lan đến các vùng da như cánh tay, khuỷu tay, chân, thân mình,… Chàm thường không xuất hiện gần mắt, vùng mũi, vùng nách, vùng da quấn tã (đối với trẻ em).

Nhận biết sớm và chính xác các dấu hiệu của chàm trên da giúp cho bạn có hướng điều trị bệnh chàm từ sớm và phòng tái phát.

huong-dan-cach-phong-ngua-benh-cham-tai-phat-4

>> Nên biết : Các nguyên nhân gây bệnh chàm

Phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Sau khi điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh chàm tái phát là rất quan trọng. Bạn có thể áp dụng một số cách phòng ngừa bệnh chàm tái phát như sau:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên. Giữ cho da luôn sạch sẽ, khô ráo.
  • Khi da đổ mồ hôi cần lau rửa sạch sẽ. Tốt nhất nên lau rửa bằng nước ấm.
  • Chọn quần áo bằng chất liệu thông thoáng, dễ thấm hút. Thay quần áo thường xuyên nhất là khi quần áo ẩm ướt.
  • Không gãi khi ngứa để tránh nhiễm trùng da do xây xát.

huong-dan-cach-phong-ngua-benh-cham-tai-phat-2

  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định, nhất là các loại thuốc có chứa corticoids.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có thể gây dị ứng như: thức ăn, vật nuôi, không khí ô nhiễm, hóa chất sinh hoạt, bề mặt kim loại, các loại vải,…
  • Khi có dấu hiệu tái phát cần thăm khám sớm để bác sĩ có các chỉ định phù hợp giúp kiểm soát bệnh.

huong-dan-cach-phong-ngua-benh-cham-tai-phat-3

  • Ngoài ra chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh chàm

>> Xem thêm : Chế độ dinh dưỡng khuyến cáo cho người mắc bệnh chàm

Lời kết

Các bệnh ngoài da tái phát luôn gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Kiểm soát tốt các yếu tố có khả năng kích ứng da là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ da bạn khỏi tái phát bệnh chàm. Hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để bệnh chàm tránh xa. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn