Hướng dẫn chữa bệnh chàm ở chân khỏi nhanh chóng

Rate this post

Chàm là một trong những bệnh lí ngoài da có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Đặc biệt, tình trạng chàm chân rất khó chịu và khiến cho nhiều bệnh nhân lo lắng, khó chịu tìm cách điều trị. Dưới đây là những cách để bạn điều trị bệnh chàm ở chân.

Nhận diện bệnh chàm khô ở chân

Chàm khô ở chân thường gây ra những tổn thương tại lớp biểu bì da bàn chân. Tuy chàm khô ở chân không khiến cho da viêm, sưng mủ nhưng cũng có thể để lại nhiều thương tổn như:

  • Gây ra tình trạng đau rát.
  • Vùng da bị chàm khô có tình trạng nứt nẻ chảy máu.
  • Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở vùng da chân và muốn gãi.

Chàm khô ở chân nguyên nhân do đâu

Chàm khô ở chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các yếu tố dị ứng từ môi trường cũng như do cơ địa của bệnh nhân:

1.Yếu tố cơ địa

Những cơ địa nhạy cảm có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngoài ra, những bệnh lí khác khiến cho sức đề kháng suy giảm như hen suyễn, viêm xoang mũi, viêm da… cũng có khả năng gây ra bệnh chàm khô trên da.

2.Yếu tố môi trường, thời tiết

Có rất nhiều yếu tố môi trường , thời tiết có thể gây ra các vấn đề về da, trong đó có chàm khô. Những yếu tố thường gặp nhất do môi trường, thời tiết như:

  • Bụi bẩn, khói bụi, không khí ô nhiễm.
  • Các yếu tố kích ứng như phấn hoa, nhựa cây,… xung quanh nơi ở.
  • Thời tiết trở lạnh, nóng cũng có thể gây

3.Các loại hóa chất tiếp xúc với da

Một số yếu tố kích ứng do hóa chất công nghiệp: xăng dầu, sơn, các chất tẩy rửa, các loại hóa mỹ phẩm trong gia đình: xà phòng, nước giặt đồ, nước lau nhà, nước rửa bát,…

4.Một số loại thuốc

Một số loại thuốc điều trị có khả năng gây ra tác dụng phụ như khô da sẽ là yếu tố kích ứng khiến cho tình trạng bệnh chàm khô phát triển.

Những dấu hiệu nhận biết chàm khô ở chân

 Chàm khô ở chân có thể nhận biết được bằng một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Tình trạng ngứa, ngoài da có thể khiến bạn ngứa ngáy, tổn thương da nghiêm trọng. Ngứa ngáy ngoài da có thể khiến bệnh nhân gãi, ngứa ngáy nhiều.
  • Da có tình trạng sưng đỏ khó chịu.
  • Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng bội nhiễm nổi mụn nước trên da.
  • Những trường hợp da có thể bị nứt, chảy máu ngoài da.

Điều trị chàm khô ở chân như thế nào?

Điều trị bệnh chàm khô ở chân thường tập trung vào các biện pháp điều trị chính như:

  • Các loại thuốc mỡ giúp hạn chế nhiễm khuẩn ngoài da.
  • Một số loại thuốc uống giảm đau, các thuốc kháng viêm, kháng sinh giúp giảm tình trạng thương tổn ngoài da.
  • Những loại dung dịch hồ nước, dung dịch Javish,… có thể giúp làm dịu da, giảm khó chịu trên da và giúp tổn thương da được kiểm soát tốt hơn.
  • Đối với những trường hợp ngứa ngáy quá nhiều có thể dùng những thuốc kháng histamin giúp cải thiện tình trạng chàm khô ngoài da ở chân.

Những lưu ý khi điều trị

  • Luôn chú ý vệ sinh da tay, da chân thường xuyên.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ kích ứng.
  • Không để da quá khô, thiếu độ ẩm có thể gây nứt nẻ.

Bạn có thể tham khảo: Cách chữa bệnh chàm bằng bài thuốc Nam

Trên đây là những cách để nhận diện bệnh chàm khô ở chân, những nguyên nhân gây ra chàm khô ở chân cũng như các biện pháp điều trị đúng cách. Những thông tin trên đây có thể giúp bạn có các biện pháp kiểm soát tình trạng chàm khô ở chân nếu không may mắc phải. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Hướng dẫn chữa bệnh chàm ở chân khỏi nhanh chóng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn