Ké đầu ngựa và bài thuốc hay chữa bệnh tổ đỉa

Rate this post

Tổ đỉa là bệnh lý ngoài da gây ảnh hưởng đến ngoại hình và tính thẩm mỹ của bệnh nhân do những mụn nước dày đặc dưới da gây nên. Điều trị bệnh tổ đỉa có nhiều phương pháp, trong đó, các vị thuốc dân gian điều trị tổ đỉa được khá nhiều người biết đến. Ké đầu ngựa là một trong những vị thuốc phổ biến hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da trong đó có chữa bệnh tổ đỉa. Những thông tin về loại dược liệu này sẽ được giới thiệu đến bạn đọc qua bài viết sau đây.

ke-dau-ngua-va-bai-thuoc-hay-chua-benh-to-dia-3

Công dụng của ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa là loại cây thân thảo. Chiều cao khi trưởng thành của loại cây này có thể đạt từ 50 – 80cm. Thân cây có hình trụ cứng, ít phân cành. Trên thân có khía, màu lục. Quả, thân và lá của cây ké đầu ngựa có thể dùng để làm thuốc. Sau khi thu hái ké đầu ngựa có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Cây ké đầu ngựa có hàm lượng iốt khá cao. Mỗi 100g lá hoặc thân cây có thể có 200 – 300 microgram iốt. Ngoài ra ké đầu ngực còn có khá nhiều vitamin C. Mỗi 100g lá của loại cây này có đến 47 microgram.

Ké đầu ngựa là một vị thuốc phổ biến trong Đông Y và được biết đến từ lâu đời. Ké đầu ngựa còn có tên gọi là Thương nhĩ tử, mác nháng, phắt ma. Đây là cây thuốc có vị ngọt nhạt, tính ôn. Tác dụng chính của ké đầu ngựa là tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp. Dân gian thường dùng cây ké đầu ngựa để chữa các bệnh ngoài da. Phổ biến nhất là các bệnh như tổ đỉa, mụn nhọn, chốc lở… Do có lượng iốt cao, ké đầu ngựa còn được dùng để chữa bướu cổ.

ke-dau-ngua-va-bai-thuoc-hay-chua-benh-to-dia-1

Chữa bệnh tổ đỉa bằng ké đầu ngựa

Để chữa bệnh tổ đỉa bằng ké đầu ngựa bạn thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bạn cần chuẩn bị quả của cây ké đầu ngựa và hạ khô thảo. Dùng khoảng 45g cho mỗi vị thuốc này.
  • Ngoài ra bạn cần có khoảng 30g vỏ núc nác, khoảng 20g sinh địa cùng với 15g hạt dành dành.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên bạn đem tất cả đi sao vàng. Sau đó đem tán phần nguyên liệu đã sao thành bột. Vo lại thành viên bằng hạt đậu xanh. Sau các bữa ăn hàng ngày có thể uống từ 10 – 15 viên. Liều dùng từ 5-7 ngày.

>> Tham khảo thêm : Bài thuốc từ cây rau sam chữa bệnh tổ đỉa

Một số lưu ý

  • Không nên ăn thịt lợn, thịt ngựa khi đang điều trị bằng cây ké đầu ngựa. Sử dụng các loại thịt này trong quá trình điều trị bệnh có thể gây nổi quầng trên da và ngứa ngáy khó chịu.
  • Không dùng ké đầu ngựa và các bài thuốc chứa thành phần này cho phụ nữ mang thai, nuôi con bú vì có thể gây rối loạn tiết sữa. >> Đọc thêm: Người mắc bệnh tổ đỉa nên ăn gì và kiêng ăn gì

Ưu điểm trong điều trị bằng các thành phần tự nhiên là an toàn, ít gây kích ứng da. Tuy vậy điều trị bằng các thành phần tự nhiên có hạn chế là không chữa được tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh mà chỉ can thiệp điều trị triệu chứng. Điều trị bằng các thành phần tự nhiên cần có thời gian nhất định. Hiệu quả điều trị cũng phụ thuộc nhất định vào cơ địa của từng bệnh nhân.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vị thuốc ké đầu ngựa cùng với bài thuốc chữa tổ đỉa từ vị thuốc này. Hi vọng bạn sẽ có những thông tin tham khảo hữu ích trong quá trình điều trị bệnh. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Ké đầu ngựa và bài thuốc hay chữa bệnh tổ đỉa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn