Những điều cần biết về bệnh tổ đỉa ở phụ nữ mang thai

Rate this post

Mang thai là thời điểm chị em phụ nữ gặp phải rất nhiều vấn đề gây lo lắng. Trong đó các bệnh ngoài da như tổ đỉa là vấn đề khiến không ít chị em đau đầu tìm cách giải quyết. Những điều cần biết về bệnh tổ đỉa ở phụ nữ mang thai sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết dưới đây.

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-to-dia-o-phu-nu-mang-thai-1

Bệnh tổ đỉa khi mang thai

Khi bị tổ đĩa, phụ nữ mang thai sẽ gặp rất nhiều rất nhiều phiền toái như:

  • Cảm giác ngứa thường xuyến dai dẳng.
  • Mụn nước li ti nằm sâu dưới da gây cộm, khó chịu.
  • Da lồi lõm, sưng tấy.
  • Tình trạng bong tróc vảy da xuất hiện.
  • Bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.

Nguyên nhân gây ra tổ đỉa khi mang thai?

Bệnh nhân mắc phải tổ đĩa khi mang thai có thể phát bệnh tổ đĩa do các nguyên nhân:

  • Tiếp xúc với các hóa chất trong sinh hoạt và lao động hàng ngày.
  • Căng thẳng, lo âu khi mang thai khiến cho hệ miễn dịch của bệnh nhân suy yếu.
  • Có tiền sử bệnh tổ đỉa từ trước. Trong quá trình mang thai có nhiều yếu tố khiến bệnh tái phát trở lại.

>> Tìm hiểu thêm : Bệnh tổ đỉa có lây không?

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-to-dia-o-phu-nu-mang-thai-3

Bị tổ đỉa khi mang thai cần lưu ý những gì?

** Chú ý vấn đề dinh dưỡng

  • Tránh ăn các thực phẩm lạ, đặc biệt là hải sản, tôm cua đồng, thịt gà, các loại thực phẩm lên men…
  • Bổ sung thêm rau xanh, các loại hoa quả tươi.
  • Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và cả thai nhi.
  • Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Uống đủ nước từ 2 – 2.5 lít/ngày để đảm bảo sức khỏe.

** Chú ý trong vấn đề chăm sóc da

  • Tuyệt đối không gãi, bóc vảy hay tác động đến vùng da bị tổ đỉa để hạn chế viêm nhiễm.
  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất công nghiệp và hóa chất sinh hoạt như xà phòng, sơn, xăng dầu, thuốc tẩy rửa, dung môi, cồn,… Nếu có tiếp xúc cần bảo vệ các vùng da tiếp xúc bằng găng tay, ủng, khẩu trang,…
  • Không tiếp xúc với nước bẩn, vệ sinh da ngay sau khi có các chất bẩn tiếp xúc vào.
  • Hạn chế đến những nơi nóng ẩm.
  • Quần áo cần thoải mái, thấm hút tốt, thoáng mát. Không mặc quần áo bí, bít, dễ gây đổ mồi hôi.

Điều trị bệnh tổ đỉa khi mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, điều trị các bệnh lý cần có sự cẩn trọng đặc biệt. Bạn cần thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu các thuốc điều trị có tác động đến bé, bác sĩ sẽ hoãn điều trị bệnh tổ đỉa lại sau khi sinh em bé.

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-to-dia-o-phu-nu-mang-thai-2

Qua những thông tin trên hi vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh tổ đỉa để có hướng xử trí phù hợp khi cần thiết. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Những điều cần biết về bệnh tổ đỉa ở phụ nữ mang thai

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn