Thuốc và phác đồ điều trị bệnh eczema theo chuyên gia

Rate this post

Trong các bệnh lí da liễu, bệnh Eczema là một bệnh lí khá phổ biến. Đây là bệnh lí mạn tính và hay tái phát nên việc điều trị và kiểm soát tình trạng bệnh rất quan trọng. Phác đồ điều trị bệnh Eczema là cơ sở để chữa trị bệnh một cách khoa học nhất. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn phác đồ điều trị bệnh Eczema hiệu quả nhất hiện nay được BS. Nguyễn Thị Hiền công tác tại BV Da liễu Hà Nội chia sẻ cùng các loại thuốc chữa bệnh Eczema được sử dụng phổ biến.

bệnh eczema
Một số hình ảnh về bệnh Eczema.

Bệnh Eczema là gì?

Bệnh Eczema là tình trạng viêm da ở lớp nông gây ra các tổn thương trên da. Có thể xem Eczema là một hội chứng với nhiều nguyên nhân gây bệnh. Bệnh Eczema có thể cấp tính hay mạn tính và đặc điểm hay tái phát của bệnh khiến việc điều trị bệnh eczema còn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân gây bệnh Eczema

Theo các nghiên cứu cho thấy Eczema là bệnh lí có nguyên nhân mắc phải khá đa dạng và phức tạp. Trong điều trị rất khó phát hiện cũng như chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh Eczema.

Eczema thường do 2 yếu tố chính gây ra là yếu tố bên ngoài và bên trong. Các yếu tố bên ngoài gây kích ứng da khi tiếp xúc như ánh sáng, các loại thuốc bôi, tiêm, uống, những hóa chất công nghiệp, hóa chất dùng trong gia đình, các loại chất tẩy rửa, sơn, xi măng,… Một số loại nấm cũng có thể gây ra Eczema thứ phát. Các yếu tố bên trong cơ thể gây ra các rối loạn chức năng ở nhiều bộ phận trong cơ thể. Phổ biến là chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh.

 cách chữa bệnh eczema
Tổn thương da do bệnh Eczema.

Chẩn đoán bệnh Eczema

Để chẩn đoán Eczema, bác sĩ da liễu thường dựa vào 4 dấu hiệu chính:

  • Đỏ da. Thường khởi phát với những cơn ngứa ngáy, da cũng bắt đầu đỏ dần lên.
  • Mụn nước. Các mụn nước với đường kính 1 – 2 mm xuất hiện dần trên mảng da đỏ.
  • Đóng vảy. Các mụn nước sẽ vỡ ra và tạo thành vảy trên da (giai đoạn bán cấp).
  • Giai đoạn dày da (liken hóa). Da dày hơn, sẫm màu và ngứa ngáy khó chịu. Cơn ngứa dai dẳng hơn (giai đoạn mạn tính).
benh eczema
Nhận diện sớm giúp điều trị bệnh Eczema khi mới khởi phát.

Lưu ý: Cần phân biệt một số bệnh lý khác có triệu chứng gần giống với bệnh Eczema như:

  • Bệnh tổ đỉa: hồng ban không xuất hiện trên da. Da có mụn nước nằm sâu bên trong. Tổ đỉa thường xuất hiện tại mặt bên ngón tay, lòng bàn chân, bàn tay.
  • Zona thần kinh: có những chùm mụn nước trên nền hồng ban. Da phù nề. Cảm giác đau rát nhiều. Những tổn thương da xuất hiện dọc theo dây thần kinh nửa bên cơ thể.
  • Bệnh herpes: mụn nước dính chùm trên nền hồng ban. Ban đầu có cảm giác ngứa, về sau thì rát.

Phác đồ điều trị bệnh Eczema

Nguyên tắc điều trị bệnh Eczema

  • Xác định được dị ứng nguyên gây bệnh.
  • Không bôi nhiều loại thuốc vì đây cũng có thể là dị ứng nguyên.
  • Chọn thuốc bôi có kháng viêm phù hợp.

** Giai đoạn cấp

  • Giai đoạn này dịch rỉ ra trên da rất nhiều. Ở giai đoạn cấp không thể dùng các loại thuốc mỡ để điều trị eczema vì dễ làm bịt kín bề mặt da.
  • Có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn nhẹ để vệ sinh da như: hexamidine, chlohexidine, thuốc tím 1/20000. Sau khi rửa sạch vùng da bị tổn thương có thể dùng hồ nước, bạc nitrate (1-5%) để làm khô vùng da tiết dịch.

** Giai đoạn bán cấp

  • Ở giai đoạn này tình trạng da tương đối ít nghiêm trọng hơn giai đoạn cấp.
  • Có thể dùng dung dịch eosin 2% hoặc Milian để bôi da.

** Giai đoạn mạn tính

Bệnh eczema ở giai đoạn mạn tính thường dày sừng và khô lại. Những thuốc bôi tại chỗ dạng mỡ chứa corticoid, kem bôi ngoài da, thuốc bôi có axit salicylic để làm tiêu sừng nhiều hơn.

điều trị bệnh eczema
Khám và điều trị Eczema sớm giúp tránh cho bệnh nặng hơn.

Thuốc điều trị bệnh Eczema

Các nhóm thuốc điều trị Eczema toàn thân như:

  • Thuốc kháng histamine nhóm 1 và 2 để ngăn ngừa tình trạng ngứa da.
  • Khi có bội nhiễm (thường là do Staphylococcus aureus) có thể dùng các thuốc kháng sinh theo chỉ định.
  • Điều trị bệnh eczema cấp có thể dùng corticoid. Tuy nhiên không được tự ý sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây biến chứng.
  • Đối với bệnh Eczema mạn tính không dùng corticoid kéo dài vì sẽ tái phát lại khi ngưng thuốc. Có thể dùng methyl – predisolone liều ngắt quảng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Liệu pháp PUVA và tia UV khi chàm ở lòng bàn tay, bàn chân và chàm mạn tính lan tỏa.
  • Các thuốc giải dị ứng không đặc hiệu như histaglobin làm giảm kháng thể và phóng thích histamine.
thuốc trị bệnh eczema
Điều trị Eczema bằng các thuốc bôi ngoài cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những phương pháp điều trị bệnh eczema đem lại kết quả cao. Bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị và phối hợp tốt với bác sĩ điều trị để việc điều trị được thuận lợi hơn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ  để tránh các ảnh hưởng không mong muốn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có sức khỏe tốt.

Đọc thêm :

Bình luận

Thuốc và phác đồ điều trị bệnh eczema theo chuyên gia

Bình luận

  1. phạm hùng tuấn says: Trả lời

    sáng nay tôi đi khám ở viện da liễu trung ương bác sỹ khám tôi bị dị ứng cơ địa nhưng khi về kiểm tra trên mạng tôi thấy có lẽ đây là vấn đề của tôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn