Bài thuốc chữa bệnh chàm cơ địa khỏi tận gốc

Rate this post

Bệnh chàm cơ địa là một bệnh da liễu thường gặp và xuất hiện nhiều nhất là ở trẻ em. Cơ địa dị ứng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chính vì điều này bệnh chàm cơ địa có đặc điểm hay tái phát và rất khó điều trị dứt điểm. Do tính chất hay tái đi tái lại nên bệnh gây rất nhiều phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh chàm cơ địa cùng một số cách chữa bệnh chàm đơn giản thường áp dụng và bài thuốc trị bệnh chàm cơ địa khỏi tận gốc nhiều người đã khỏi

thuoc-chua-benh-cham-co-dia-4

Nguyên nhân gây bệnh chàm cơ địa

Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh chàm cơ địa vẫn còn là vấn đề đang gây tranh cãi. Tuy vậy có nhiều nguyên nhân được xem là có liên quan đến bệnh chàm cơ địa. Những nguyên nhân đó bao gồm:

thuoc-chua-benh-cham-co-dia-7

  • Di truyền: Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng viêm da cơ địa ở bệnh nhân. Các chuyên gia nhận thấy có mối liên hệ giữa những trẻ mắc phải chàm cơ địa khi còn nhỏ với những người thân trong gia đình từng có bệnh chàm cơ địa.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây chàm cơ địa: những tác nhân gây ngứa như dây lưng, đồng hồ, các loại trang sức, phụ kiện là các tác nhân thường gây ngứa da khi tiếp xúc. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây chàm cơ địa đối với những bệnh nhân mẩn cảm.
  • Một số loại thức ăn, thời tiết, các hóa chất, khói bụi,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm cơ địa.
  • Sức đề kháng của bệnh nhân yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh chàm cơ địa có cơ hội xuất hiện.

Triệu chứng của bệnh chàm cơ địa

Ngứa:

Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc bệnh chàm cơ địa. Ngứa cũng là dấu hiệu đầu tiên khi các thương tổn da xuất hiện. Khi bệnh nhân càng gãi, cơn ngứa càng kéo dài hơn và làm cho da trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng ngứa cũng khó chịu hơn về đêm và khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh.

Sẩn đỏ và mụn nước : 

Đây cũng là những dấu hiệu khởi phát khi mới mắc bệnh. Trên da sẽ xuất hiện những mụn đỏ không rõ ranh giới cùng với đó là các đám sẩn và mụn nước có dịch trong. Bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy ở vùng da bị nhiễm bệnh chàm cơ địa.

Chảy dịch và đóng vảy tiết : 

Sau một thời gian xuất hiện, các đám mụn nước sẽ bắt đầu có hiện tượng chảy dịch do gãi, tác động từ bên ngoài. Các vết trợt do mụn nước vỡ sẽ để lại trên da, có khả năng hình thành bội nhiễm tạo thành các mụn mủ. Sau khi dịch tiết vỡ ra khô lại, trên da của bệnh nhân sẽ có hiện tượng đóng vảy tiết.

Trong giai đoạn mụn nước vỡ, bệnh nhân càng gãi sẽ càng làm cho dịch tiết lan nhanh ra những vùng da lành.

Bong tróc da :

Sau khi các vảy tiết bị tróc đi, da sẽ trở nên nhẵn và hơi cứng. Lớp da này sẽ nhanh tróng dày lên và tróc đi khiến cho bệnh nhân mất tự tin vào bản thân, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Các triệu chứng trên có thể lặp lại và đan xen với nhau đối với bệnh nhân mắc bệnh chàm cơ địa mãn tính.

thuoc-chua-benh-cham-co-dia-8

Một số triệu chứng phụ : Bên cạnh các triệu chứng đã nêu trên, bệnh nhân chàm cơ địa có thể gặp phải các vấn đề như sốt nhẹ, viêm họng, viêm kết mặc mắt, viêm mũi dị ứng, mệt mỏi, chán ăn. Một số bệnh nhân cũng có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp như hen.

Tại sao bệnh chàm cơ địa hay tái phát?

Những ảnh hưởng của bệnh chàm cơ địa lên da phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của da. Nói cách khác, da càng khô thì tình trạng bệnh chàm càng tiến triển xấu cũng như khó kiểm soát hơn. Người bị bệnh chàm cơ địa thường có làn da khô, thô ráp do mất nước.

Trong cuộc sống, có rất nhiều yếu tố làm khô da khiến cho bệnh chàm dễ tái phát như: khói bụi, ô nhiễm không khí, thời tiết hanh khô, chuyển mùa,… Lúc này da mất đi một lượng nước đáng kể. Với bệnh nhân mắc phải chàm cơ địa tình trạng bệnh sẽ tái phát và trở nên khó kiểm soát.

Các cây thuốc dân gian chữa bệnh chàm cơ địa thường dùng

1. Chữa bệnh chàm cơ địa bằng cây đơn đỏ

Trong Đông Y, cây đơn đỏ là loại dược liệu hơi đắng, vị cay. Công dụng thanh nhiệt giải độc, trị mẩn ngứa. Bênh cạnh công dụng trị mề đay thường được sử dụng trong dân gian, đây còn là dược liệu tốt cho da. Những tình trạng khó chịu trên da như ngứa da, bong tróc da do bệnh chàm cơ địa gây ra có thể khắc phục được với loại dược liệu này. Do những lợi ích trên cây đơn đỏ có thể được dùng làm thuốc trị bệnh chàm cơ địa rất tốt cho những bệnh nhân không may gặp phải căn bệnh này.

thuoc-chua-benh-cham-co-dia-1

Cách thực hiện bài thuốc trị bệnh chàm cơ địa từ cây đơn đỏ:

Chuẩn bị:

  • Lá đơn đỏ tươi (khoảng 10 lá)
  • Muốt hột (1 muỗng cafe)

Thực hiện:

Bạn rửa sạch lá đơn đỏ với nước muối hột, ngâm khoảng 5 phút và rửa kỹ với nước sạch. Lá đơn đỏ đem đun với 1 bát nước rồi chia lượng nước thuốc trên thành 2 lần uống. Đối với trẻ em, lượng lá cần dùng bằng 1/2 so với người lớn. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể dùng lá đơn đỏ nấu nước tắm hàng ngày để điều trị bệnh chàm cơ địa

2. Điều trị bệnh chàm cơ địa bằng lá khế

Trong ghi chép của các sách nghiên cứu Y học cổ truyền, lá khế là dược liệu có tính hàn, vị chát. Công dụng tán nhiệt độc, chữa lở ngứa, mề đay. Dân gian sử dụng các loại lá này rất thường xuyên. Do những lợi ích đem lại cho làn da nên lá khế được sử dụng để điều trị bệnh chàm cơ địa cũng như kiểm soát những tổn thương trên da do bệnh gây ra.

thuoc-chua-benh-cham-co-dia-2

Cách chữa bệnh chàm cơ địa bằng lá khế:

Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá khế tươi. Đun sôi lá khế với nước. Nước lấy được từ lá khế bạn có thể dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị tổn thương hàng ngày. Với phương pháp này, những tổn thương trên da có thể được cải thiện rõ rệt. Tình trạng bệnh cũng được kiểm soát tốt hơn.

3. Chữa bệnh chàm cơ địa với lá trầu không?

Những nghiên cứu Y học cổ truyền cho thấy, trầu không là dược liệu tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm nhẹ. Thành phần của trầu không có chứa tới 2,5% tinh dầu và những kháng sinh tự nhiên. Hoạt tính mạnh trong các chất này giúp tiêu trừ viêm, ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn có hại trên da. Lá trầu không trong dân gian dùng để điều trị các bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh chàm cơ địa.

thuoc-chua-benh-cham-co-dia-3

Cách điều trị bệnh chàm cơ địa bằng lá trầu không:

Bạn dùng từ 1 đến 2 lá trầu không loại to. Nên dùng lá đã phơi khô. Đun sôi lá và pha loãng với nước sạch. Nước đã đun để nguội, pha thêm muối và nước để tắm. (Bạn không nên dùng nước đun trực tiếp để tắm nhất là khi còn nóng vì dễ làm da khô, nhiễm trùng và sưng tấy)

Thực hiện phương pháp này một thời gian sẽ kiểm soát được các triệu chứng do bệnh chàm cơ địa gây ra. Các tổn thương trên da sẽ được tái tạo nhanh hơn, giảm ngứa cũng như ngăn bệnh tái phát trở lại.

3 bài thuốc nêu trên không có tác dụng chữa khỏi bệnh chàm cơ địa, việc áp dụng những bài thuốc nàu chỉ có tác dụng làm sạch da chống nhiễm khuẩn, làm giảm các triệu chứng và giảm ngứa giúp bệnh nhân thoải mái hơn. Để chữa bệnh chàm cơ địa tận gốc bệnh nhân cần đi khám ở các bệnh viện da liễu để có phác đồ điều trị phù hợp

Những lưu ý khi điều trị bệnh chàm cơ địa

Trong quá trình điều trị bệnh chàm cơ địa cần lưu ý một số vấn đề như:

thuoc-chua-benh-cham-co-dia-6

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hóa chất. Nên có biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc hóa chất như găng tay. Thay thế các loại sữa tắm dễ kích ứng da.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm khi không cần thiết. Nếu cần sử dụng mỹ phẩm nên thử trên một vùng da nhỏ để xem có kích ứng không.
  • Không nên ăn các món ăn lạ. Hạn chế sử dụng một số thực phẩm như hải sản, các món cay nóng, các món có mùi tanh,…
  • Hạn chế lạm dụng các loại thuốc trị bệnh chàm cơ địa. Đây là biện pháp để không làm phức tạp thêm tình trạng bệnh.

Tuy bệnh chàm cơ địa tương đối khó điều trị, dễ tái phát. Nhưng nếu kiên trì và điều trị với liệu trình phù hợp sẽ kiểm soát được bệnh rất hiệu quả. Điều trị đúng cách sẽ giúp tỉ lệ tái phát bệnh thấp hơn. Chúc bạn sớm điều trị khỏi viêm da cơ địa.

CÓ THỂ BẠN CẦN

Bình luận

Bài thuốc chữa bệnh chàm cơ địa khỏi tận gốc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn