Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ và những điều cần biết

Rate this post

Da trẻ sơ sinh cực kỳ mỏng manh và nhạy cảm, do đó da dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xâm nhập. Viêm da mủ cũng là một trong những bệnh lí dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt là vào mùa nóng, khả năng nhiễm khuẩn da nhiều hơn. Để tránh tình trạng viêm da mủ gây ảnh hưởng khó chịu cho trẻ sơ sinh bố mẹ nên nắm vững một số cách chăm sóc da và lưu ý dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ và những điều cần biết-1
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ

Tìm hiểu về viêm da mủ

Cũng như nhiều dạng bệnh ngoài da khác, viêm da mủ là tình trạng da bị viêm nhiễm, trầy xước, tổn thương và có nhiễm khuẩn gây ra mủ trên da. Đặc điểm của viêm da mủ là dễ tái phát. Ngoài ra, nếu không được chăm sóc tốt, thương tổn trên da còn có thể lây lan rộng hơn.

6 nguyên nhân gây ra viêm da mủ cho trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, có 6 nguyên nhân chính có thể dễ gây ra viêm da mủ ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý các nguyên nhân sau:

  1. Các vi khuẩn xâm nhập trên da gây tổn thương, mỏng manh và non nớt.
  2. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu ớt, dễ phát triển các bệnh ngoài da.
  3. Chưa đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ.
  4. Các vật dụng tiếp xúc thường xuyên với da như quần áo, chăn mền,… không được vệ sinh kỹ.
  5. Da của trẻ bí bách, ẩm ướt do mặc tã quá lâu, không được thay tã hợp lí.
  6. Vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho trẻ chưa đúng cách.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ và những điều cần biết-2

 

3 giai đoạn viêm da mủ ở trẻ sơ sinh và biểu hiện

Khi trẻ sơ sinh bị viêm da mủ sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn lại có các biểu hiện riêng:

  1. Giai đoạn cấp tính: xuất hiện các mụn nước tập trung trên da thành từng đám. Nề da đỏ, phù nề, ngứa ngáy và chảy nước dịch.
  2. Giai đoạn bán cấp: gây ra nhiều thương tổn trên da khiến cho da phù, ngứa ngáy vẫn còn nhưng giảm bớt. Da cũng bắt đầu khô đi.
  3. Tình trạng mạn tính: trên da của trẻ có thể gây ra bong vảy, dày da, ngứa ngáy và lichen hóa.

Bên cạnh đó, bội nhiễm cũng có thể xuất hiện trên da nếu chăm sóc không đúng cách. Khi trẻ bị bội nhiễm có thể gây ra mụn mủ, đau rát ngoài da. Một số trường hợp còn có nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, viêm loét, thương tổn lan rộng ra vùng tay và chân.

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ và những điều cần biết-3

Có thể bạn quan tâm: Bệnh chàm bôi nhiễm ở trẻ sơ sinh và cách điều trị đúng

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm da mủ

Khi trẻ sơ sinh bị viêm da mủ, bạn cần thăm khám sớm để tránh viêm da mủ nặng nề hơn. Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị bằng các biện pháp:

  • Sử dụng các thuốc bôi, dung dịch khử trùng để làm sạch da cho bé: yarish, million, thuốc màu, Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban,…
  • Khi chăm sóc, rửa ngoài da cần nhẹ nhàng, tránh chạm mạnh và làm trầy xước da.
  • Dùng các nước tắm có tính diệt khuẩn nhẹ để giảm ngứa, rát ngoài da cho trẻ.
  • Khi chăm sóc trẻ viêm da mủ, bạn không nên kiêng khem quá mức mà cần bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ.
  • Không để trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất, nhất là chất tẩy rửa, lông vật nuôi, khói bụi, nước bẩn, phấn hoa,…

Trên đây là những vấn đề cần lưu ý về bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên biết để có cách xử lí và chăm sóc phù hợp nhất. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho bé. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.

BẠN ĐỌC QUAN TÂM NHIỀU

Bình luận

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ và những điều cần biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn