Trên tay có nhiều mụn nước gây ngứa là bệnh gì?

Rate this post

Gần đây Ban biên tập benhviemdacodia.net nhận được nhiều thắc mắc về vấn đề nổi nhiều mụn nước gây ngứa trên da của bạn đọc gần xa. Thời điểm giao mùa là lúc nhiều bệnh lý có xu hướng phát triển mạnh, thường là các bệnh da liễu, hô hấp, bệnh nhiệt đới. Nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất về tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ đề cập chi tiết về tình trạng mụn nước gây ngứa xuất hiện nhiều trên da.

tren-tay-co-nhieu-mun-nuoc-gay-ngua-la-benh-gi-14

Trên tay có nhiều mụn nước gây ngứa là bệnh gì?

Với những triệu chứng mụn nước ngoài da, kèm với ngứa ngáy khó chịu và mẩn đỏ trên da. Những mụn nước lấm tấm gây ngứa li ti trên da là một trong những đặc trưng điển hình của bệnh tổ đỉa. Đây là một trong những bệnh ngoài da dễ phát triển thành bệnh mạn tính và dễ bùng phát nếu như quá trình chăm sóc da không được tốt. Khác với các bệnh ngoài da khác, tổ đỉa thường chỉ bùng phát ở một số vùng da như: rìa bàn tay, ngón tay, rìa bàn chân, ngón chân,… Rất ít khi tổ đỉa vượt quá khu vực mắt cá chân hoặc cổ tay.

Những yếu tố gây bùng phát bệnh

Bệnh tổ đỉa trên da thường dễ bùng phát khi gặp một số yếu tố kích ứng từ môi trường sống bên ngoài cũng như trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên chú ý đến một số yếu tố như:

  • Thời tiết giao mùa gây ra những kích ứng da khiến bệnh bùng phát.
  • Yếu tố vệ sinh ngoài da chưa đảm bảo khiến vi khuẩn, vi nấm phát triển gây kích ứng và khiến bệnh tổ đỉa bùng phát.
  • Một số loại hóa chất trong sinh hoạt gia đình cũng như lao động như chất tẩy rửa, xăng, dầu mỡ, bột giặt,… cũng có khả năng gây kích ứng da.
  • Bụi bẩn, lông thú vật, côn trùng, phấn hoa,… xung quanh môi trường sống cũng là những yếu tố rất thường gặp và có thể gây kích ứng da.

tren-tay-co-nhieu-mun-nuoc-gay-ngua-la-benh-gi-12

Bệnh tổ đỉa có những giai đoạn nào?

Tổ đỉa có 3 giai đoạn phát triển trên da. Theo từng giai đoạn, bệnh có các triệu chứng khác nhau cũng như mức độ nguy hiểm phát triển với chiều hướng tăng dần.

1.Giai đoạn khởi phát bệnh

Khi khởi phát bệnh, da của bạn sẽ có triệu chứng đỏ, phát triển thành từng mảng trên da. Đi kèm với tình trạng mẩn đỏ da là những cơn ngứa dai dẳng. Sau giai đoạn mẩn ngứa và đỏ da là tình trạng mụn nước lấm tấm bắt đầu xuất hiện trên da bệnh nhân. Khác với một số bệnh ngoài da khác, mụn nước do bệnh tổ đỉa thường nằm ẩn dưới lớp biểu bì da. Bạn sẽ có cảm giác cộm và thô ráp dưới da.

» Thắc mắc thường gặp của bệnh nhân: Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

tren-tay-co-nhieu-mun-nuoc-gay-ngua-la-benh-gi-11

2.Giai đoạn phát triển

Giai đoạn phát triển bệnh tổ đỉa thường xảy ra sau 3 – 5 ngày bệnh bùng phát. Những mụn nước li ti dưới da sẽ bắt đầu to lên và hình thành các mảng thương tổn, mụn nước trên da. Mật độ các mụn nước này cũng nhiều lên và phát triển thành các mảng lớn hơn. Tình trạng ngứa ngoài da cũng xuất hiện thường trực ở mọi giai đoạn của bệnh tổ đỉa.

3.Giai đoạn tiến triển nghiêm trọng

Bệnh nhân tiến triển tổ đỉa nghiêm trọng thường là những bệnh nhân chưa có biện pháp can thiệp và xử lí sớm ở những giai đoạn đầu. Khi tiến triển nặng, các mụn nước ở bệnh tổ đỉa sẽ bắt đầu vỡ và chảy dịch tiết. Đôi khi còn xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng nề trên da. Bề mặt da cũng bắt đầu xù xì, sẫm màu, thô ráp và ngứa ngáy khó chịu. Nguy cơ nhiễm trùng ở giai đoạn này tương đối cao.

tren-tay-co-nhieu-mun-nuoc-gay-ngua-la-benh-gi-13

Phòng ngừa tổ đỉa trên da

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa tổ đỉa trên da là cách tốt nhất để giúp bạn tránh được căn bệnh khó chịu và dai dẳng này. Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tổ đỉa cũng nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh bệnh quay trở lại.

Về dinh dưỡng

Dinh dưỡng ở bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa cần đặc biệt tránh các loại thực phẩm dễ gây ngứa như đồ tanh, các loại thịt đỏ, các thực phẩm muối chua,… vì dễ làm cho bạn bị ngứa, dị ứng, dễ kích thích tái phát bệnh ở người có tiền sử bệnh tổ đỉa.

Về vệ sinh

Vấn đề vệ sinh da rất quan trọng trong việc phòng ngừa tổ đỉa cũng như hạn chế tái phát bệnh. Trong quá trình vệ sinh da, bạn cũng nên lưu ý giữ ẩm cho da để giữ cho da không bị khô và nứt nẻ.

Cẩn thận với các loại hóa chất

Khi tiếp xúc với các loại hóa chất trong sinh hoạt cũng như lao động, tốt nhất bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Bạn có thể dùng găng tay để hạn chế tiếp xúc trực tiếp làm tăng nguy cơ kích ứng da.

» Kinh nghiệm bạn nên biết: Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà

Trên đây lành một số vấn đề bạn cần biết về bệnh tổ đỉa. Căn bệnh đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua. Cảnh giác trước các nguy cơ gây bệnh tổ đỉa cũng như chú ý phát hiện và điều trị sớm là những cách giúp bạn đối phó hiệu quả nhất với căn bệnh này.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bình luận

Trên tay có nhiều mụn nước gây ngứa là bệnh gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn