Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?

Rate this post

Bệnh viêm da tiếp xúc là một căn bệnh da liễu khá phổ biến. Bệnh thường xuất hiện các triệu chứng chảy mủ, đau rát, ngứa ngáy ở vùng da bị tổn thương, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết bệnh viêm da tiếp xúc có lây không, để biết cách phòng tránh, giảm tình trạng lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Để biết được căn bệnh viêm da tiếp xúc có lây hay không, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để cùng các chuyên gia lý giải về vấn đề này.

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?

Theo các nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm da tiếp xúc hay còn được gọi là chàm tiếp xúc, là triệu chứng bệnh rất hay thường gặp. Bệnh không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Chính vì vậy, các bạn không cần quá lo lắng khi tiếp xúc đụng chạm, nói chuyện hay sống chung với những bệnh nhân mắc phải bệnh viêm da tiếp xúc.

Viêm da dị ứng có lây không?

Căn bệnh này xảy ra do sức đề kháng và khả năng miễn dịch trên da của mỗi người quá yếu, nên rất dễ mắc phải bệnh. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà các tác nhân có mức độ gây bệnh nặng hay nhẹ. Vì đây là căn bệnh tự phát, không lây lan sang người khác nhưng bệnh nhân cũng cần chú ý điều trị kịp thời và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tránh trường hợp bệnh chuyển từ cấp tính sang mãn tính rất khó điều trị. Khi thấy bản thân có triệu chứng bệnh, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Từ đó, bác sĩ xác định nguyên nhân cũng như chế độ dinh dưỡng, giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh viêm da tiếp xúc không phải do lây lan từ người sang người mà xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da tiếp xúc là do thời tiết thay đổi một cách đột ngột. Bên cạnh đó, bệnh có thể xảy ra do người bệnh có làn da mẫn cảm tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm. Khi người bệnh tiếp xúc với chất dị ứng thì khoảng 5 -7 ngày sau bệnh mới biểu hiện ra ngoài.

Bệnh viêm da dị ứng biểu hiện ra ngoài sau 5 - 7 ngày

Ngoài ra, bệnh viêm da tiếp xúc thực chất là một phản ứng miễn dịch của cơ thể và bệnh xảy ra cũng do một phần di truyền trong gia đình. Nếu trường hợp một trong hai người bị bệnh viêm da tiếp xúc thì khi sinh con ra, con của bạn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này. Mặt khác, cả bố và mẹ đều mắc bệnh viêm da tiếp xúc thì khả năng di truyền sang con cái của bạn là rất cao chiếm tỉ lệ 80%. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên kiểm tra và điều trị bệnh nhanh chóng để giảm tỉ lệ lây bệnh sang cho con cái của bạn. Ngoài ra, trẻ em có hệ miễn dịch rất yếu nên dễ mắc phải bệnh viêm da tiếp xúc. Do đó, khi con có những biểu hiện của bệnh, cha mẹ nên hết sức chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé.

Bệnh viêm da dị ứng xảy ra cũng do yếu tố di truyền

Bên cạnh đó, bệnh viêm da tiếp xúc không phải là bệnh nguy hiểm và không có khả năng lây lan sang người khác nhưng bệnh có thể lây lan từ bộ phận này đến bộ phận khác trên cơ thể. Khi mắc phải bệnh, bệnh nhân thường có cảm thấy ngứa ngáy. Chính điều này bắt buộc bệnh nhân phải tìm cách như gãi, chà xát để làm giảm bớt tình trạng khó chịu này và vô tình người bệnh đang tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển, khiến bệnh trở nên tồi tệ thêm. Mặt khác, hành động gãi ngứa sẽ khiến cho vi khuẩn gây bệnh ẩn chứa trong mủ và nước mô bẩn dính vào tay, khi chạm vào bộ phận khác trên cơ thể rất dễ xảy ra hiện tượng lây nhiễm bệnh.

Bệnh viêm da dị ứng lây từ bộ phận này sang bộ phận khác

Lời khuyên của bác sĩ dành cho người mắc bệnh viêm da tiếp xúc

  • Hạn chế tình trạng gãi ngứa tránh gây tổn thương cho da và làm tăng khả năng lây nhiễm sang vùng da khác.
  • Vệ sinh da đúng cách:Người bệnh viêm da tiếp xúc thường xuyên vệ sinh da, tránh cho vi khuẩn gây bệnh tích tụ. Đồng thời, hạn chế sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh dễ gây dị ứng, làm yếu da.
  • Vệ sinh nhà cửa, môi trường ở sạch sẽ và thoáng mát.
  • Chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp thực phẩm có chứa nhiều vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho da. Cần bổ sung 2 lít nước mỗi ngày giúp loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, giảm triệu chứng bệnh

  • Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tâm trạng thoải mái, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Trang bị dụng cụ, đồ bảo hộ lao động nếu làm việc trong môi trường bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất.
  • Nên đi khám da liễu định kỳ 1 tháng 1 lần.

Với những thông tin hữu ích mà chúng tôi nêu trên, hy vọng sẽ giúp bạn đọc trả lời được vấn đề bệnh viêm da tiếp xúc có lây không và đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng bệnh. Nếu có biểu hiện mắc phải căn bệnh này, chúng tôi khuyên bạn nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị đúng cách, giảm tình trạng khó chịu do bệnh gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn