Hướng dẫn cách chữa bệnh chàm khô ở mặt tại nhà

Rate this post

Các bệnh về da luôn mang đến nhiều khó chịu cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh có thể gây tổn thương vùng mặt như bệnh chàm khô. Xử lý bệnh chàm khô như thế nào cho hiệu quả và giảm bớt khó chịu? Cùng tham khảo một số cách chữa bệnh chàm khô ở mặt trong bài viết dưới đây.

Nhận diện bệnh chàm khô ở mặt

Chàm khô ở mặt là một dạng của bệnh chàm. Bệnh thường khu trú tại các vùng da quanh mặt như cằm, trán, má,… Những thương tổn do chàm khô vùng mặt gây ra chủ yếu là:

  • Tình trạng mụn nước nhỏ li ti xuất hiện trên mặt.
  • Có các sẩn ngứa quanh những vùng má, cằm, trán.
  • Mụn nước và sẩn ngứa lan sang những vùng da khác như bàn tay, bàn chân, vùng lưng, cổ tay,…

Bệnh chàm da ở mặt thông thường xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm với bệnh. Ngoài ra một số yếu tố ngoài môi trường như thời tiết, ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, các loại côn trùng, phấn hoa, lông động vật,… cũng là yếu tố có thể gây ra bệnh chàm da.

Chàm gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải, đặc biệt là chàm da vùng mặt vì ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Bên cạnh đó, nếu như không có biện pháp chữa trị bệnh chàm ở những giai đoạn nhẹ sẽ khiến cho bệnh trở thành mạn tính, dễ tái đi tái lại trên da mặt khiến cho tình trạng mất thẩm mỹ trở nên nghiêm trọng hơn.

» Có thể bạn quan tâm: Bệnh chàm có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Cách chữa bệnh chàm khô ở mặt

Tùy từng giai đoạn của bệnh chàm mà các hướng điều trị có thể khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất khi điều trị bệnh chàm vẫn là làm sạch, bảo vệ và giữ ẩm cho da để tăng cường sức khỏe làn da, chống lại những tác nhân không mong muốn. Những cách chữa bệnh chàm khô gồm có:

Điều trị chàm khô bằng thuốc Tây

  • Thuốc mỡ Corticoide, hồ Brocq, dầu kẽm,… là những loại thuốc Tây bôi ngoài da thường dùng trong chữa bệnh chàm khô ở vùng mặt.
  • Các loại dung dịch kháng khuẩn bôi ngoài da: nước muối sinh lý, thuốc tím, dung dịch màu để chống khuẩn,…
  • Các loại thuốc chống ngứa ngoài da, kháng histamin: trexyl, allerry, histalong, hismanal, periol, dimedrol, chlopheniramin,…
  • Một số thuốc giải mẫn cảm để tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại các dị ứng nguyên gây bệnh. Thường dùng nhất là các loại vitamin C liều cao từ 1 – 2 gam/ngày.

Một số biện pháp cải thiện và chăm sóc da

Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da thường chú trọng cung cấp các dưỡng chất và độ ẩm để tăng cường sức khỏe da. Những phương pháp này thường được thực hiện song song với quá trình điều trị. Những cách chăm sóc da bị chàm khô thường được sử dụng như:

  • Dùng khoai tây đắp mặt hoặc bôi nước ép khoai tây lên vùng da có chàm. Cách này giúp mềm và dịu da, thích hợp trong những trường hợp da sưng tấy, viêm da. Phương pháp này tương đối phổ biến trong dân gian và dễ áp dụng.

  • Dùng dầu dừa cũng là một trong những cách để cung cấp các loại vitamin như vitamin E, K, một số loại axit chống viêm,… Đây cũng là một trong những cách để giảm ngứa và hỗ trợ giảm viêm da ở những bệnh nhân mắc chàm khô trên mặt.

» Bạn có thể tham khảo: Bệnh chàm khô ở tay và cách điều trị dứt điểm

Với những cách điều trị, chăm sóc và cải thiện tình trạng da, bạn có thể tham khảo để áp dụng và cải thiện tình trạng da của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám để bác sĩ có những hướng dẫn cần thiết để điều trị da một cách tối ưu nhất. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Bình luận

Hướng dẫn cách chữa bệnh chàm khô ở mặt tại nhà

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

Chữa viêm da cơ địa bằng khoai tây – Bác sĩ nói gì?

Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp

Chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc Đông y

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì

Bệnh tổ đỉa có lây không? Giải đáp của chuyên gia

Bổ sung Vitamin E hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Có nên chích các mụn nước do bệnh tổ đỉa không?

Vì sao bệnh viêm da cơ địa hay tái phát theo mùa?

Cách chữa viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Ẩn